Tham quan chùa Sùng Khánh – Hà Giang
Chùa Sùng Khánh tọa lạc trên đỉnh một quả đồi nhỏ tại thôn Làng Nùng, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên , cách thị trấn Vị Xuyên 11km và cách thành phố Hà Giang 9km. Chùa Sùng Khánh có một vị thế khá đẹp với thế lưng tựa vào dãi núi thấp, mặt quay về hướng đông ngay trước mặt có cảnh cánh đồng rộng bao la và dòng suối chảy qua và được bao bọc hai bên với hai dãi núi có thể rồng chầu, hổ phục, nhìn theo phía xa con rồng hướng về dòng sông Lô đang uốn mình theo con đường quốc lộ 2 chạy qua.
Chùa được chú của Phụ Đạo tên Nguyễn Ẩn dựng lên từ tháng Giêng năm 1356 và được hoàn thành vào tháng 4. Đến tháng 8 năm 1707 quan phó tuần phủ đồn Hà Giang, xứ Tuyên Quang tên là Nguyễn Văn Trân đã có công vận động quyên góp để đúc một quả chuông lớn. Bài viết trên quả chuông đến bây giờ vẫn còn giữ được nét giá trị nhân văn, luôn nhắc nhở đồng bào các dân tộc đoàn kết, chăm lo sản xuất, giữ vững bờ cõi nước ta chống giắc quân xâm lược…
Đến thời gian này thì chùa Sùng Khánh mới có tượng Phật để thờ và cũng chỉ có một ban thờ ở giữa, bai hai dựng hai bia đá, một bia thời Trần và một bia từ thời Lê. Mỗi một văn bia sẽ được ghi chép giai đoạn khác nhau, bia thời Trần được ghi lại lịch sử xây dựng chùa và được dựng vào năm Đại Trị thứ mười năm 1367. Còn văn bia thời Lê ghi lại việc trùng tu chùa vào cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18 được dựng vào năm Vĩnh Thịnh thứ nhất năm 1705 và đã được thực hiện bởi hoàng tộc nhà Mạc, lúc này nhà Mạc đang phải lánh nạn ở Cao Bằng. Ngoài hai tấm bia này còn có một di vật nữa đó là chiếc chuông đồng được đúc vao năm Vĩnh Thịnh thứ ba năm 1707, chuông đồng có chiều cao 0,9m và miệng rộng 0,67m.
Đến năm 1989 chùa Sùng Khánh được trùng tu xây dựng lại khang trang hơn nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc cũ, đường lên chùa được thay bởi bậc đi dễ dàng hơn. Chùa Sùng Khánh vinh dự được xếp hạng di tích lịch sử năm 1993 và đến năm 1999 chùa Sùng Khánh được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Sau đó đến năm 2008 sau khi được sự cho phép của UBND tỉnh Hà Giang chùa đã nhận 6 bức tượng phật do các phật tử Hà Nội tặng.
Và một lễ hội nổi tiếng ở Hà giang diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm, tại chùa Sùng Khánh đó là lễ hội Lồng Tồng của người dân tộc Tày để mở mùa gieo trồng mới, tạ ơn trời đất, thần nông, thần Phục Hy, Thành hoàng làng bản… cầu xin cho một năm mới mưa thuận gió hòa mùa màng bội thu cuộc sống an lành hạnh phúc ấm lo…