Bí mật đằng sau tên gọi của loài hoa tam giác mạch
Đến du lịch Hà Giang vào tháng 11 này, có một loài hoa mà bạn không thể bỏ qua đó chính là hoa tam giác mạch. Vậy bạn đã biết gì về loài hoa này chưa? Hãy cùng cùng chúng tôi đến du lịch Hà Giang mùa hoa tam giác mạch để khám phá về những bí ấn đằng sau tên gọi của nó nhé!
>> Tham khảo: Tour Hồ Ba Bể
Hoa tam giác mạch thường nở rộ vào khoảng cuối tháng 10 – nửa đâu tháng 11. Lúc này khi đến du lịch Hà Giang bạn sẽ được chiêm ngưỡng một khung cảnh tuyệt đẹp, khắp núi rừng Hà Giang được bao phủ bởi sắc Hồng của hoa tam giác mạch.
Theo truyền thuyết kể lại rằng: “ Ngày xưa, nàng Tiên Gạo và nàng Tiên Ngô đi gieo hạt nơi hạ giới, mày trấu, mày ngô chẳng biết làm gì bèn đổ vào khe núi. Cây ngô, cây lúa lớn lên cho hạt và người người lấy hạt về ăn.Khi ngô, lúa trong nhà đã cạn mà vụ sau vẫn chưa tới, cái đói về u ám bản làng. Một ngày nọ họ chia nhau đi khắp nơi tìm cái ăn nhưng nhiều ngay trôi qua dù đã đi khắp các núi vẫn chưa thấy gì có thể làm no cái bụng.
>> Tham khảo: Tour Hà Nội – Cô Tô
Rồi bỗng một hôm, trong hương gió có mùi thơm lạ khác biệt so với các loài cây ở bản trước đây. Lần theo mùi hương cả bản được đưa tới một khe núi và ai nấy cũng phải ngỡ ngàng với một rừng hoa li ti trải dài suốt từ núi bên này sang núi bên kia. Khi hoa kết hạt dân bản đem về ăn thử thấy ngon không kém gì ngô, gạo. Và tên của loài hoa này được gọi từ họ nhà lúa, được nảy lên từ mày lúa, mày ngô, nên gọi là mạch, lá có hình tam giác, và thế là nó có tên “Tam Giác Mạch”.
Người dân bản địa thường lấy bột của quả tam giác mạch để làm bánh hoặc dùng hạt trộn với hạt ngô để nấu rượu tạo nên hương vị khá đặc biệt như rượu đặc sản Bản Phố (Bắc Hà), Nậm Pung (Bát Xát), Mản Thẩn (Si Ma Cai)… có nơi dùng để chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên, do năng suất thấp hơn ngô và lúa nên diện tích không được mở rộng nhiều.Những năm trở lại đây thì “hoa tam giác mạch” lại trở thành một tài nguyên thu hút đô đảo du khách trong nước và nước ngoài.
>> Tham khảo: Du lịch Minh Châu