Bảo tàng Lâm Đồng – Cung Nam Phương Hoàng Hậu
Cung Nam Phương Hoàng Hậu được xây dựng những năm 30 của thế kỷ XX, thiết kế của cung gồm có 2 tầng lầu và 1 tầng trệt và 1 tầng hầm với tổng diện tích lên đến 500m2. Cung Nam Phương tọa lạc trên một ngọn đồi, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 3km, đến đây du khách có cơ hồi được tìm hiểu về vị Hoàng Hậu cuối cùng của Việt Nam là hòa mình vào không gian khuôn viên cảnh quan thơ mộng lý thú dành cho khách trong và ngoài nước.
>> Tham khảo: Tour du lịch đảo Ngọc Vừng
Khi đến đây, du khách tận mắt chiêm ngưỡng một dinh thự đồ sộ với lối thiết kế mang kiến trúc hoàn toàn từ Tây Âu theo hơi hướng của Pháp và Ý, những đường nét thiết kế tinh xảo, toát lên vẻ phóng thoáng quý tộc.
Nơi đây vẫn còn lưu giữ những hiện vật, hình ảnh và những tư liệu của Nam Phương Hoàng Hậu, những đồ vật, kiến trúc sẽ giúp bạn nhận ra cuộc sống sa hoa của Nam Phương Hoàng Hậu của một gia đình hoàng tộc vào những năm 30 của thế kỷ XX. Và đặc biệt có lá thư của Nam Phương Hoàng Hậu viết từ Pháp gửi về cho vua Bảo Đại năm 1949, và nhiều các hiện vật khác.
Nam Phương Hoàng Hậu tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, bà sinh năm 1914 quê tại Tiền Giang. Chuyện tình của Nam Phương Hoàng Hậu và vua Bảo Đại là một câu chuyện tình lãng mạn trong bối cảnh lịch sức nước ta đang ở thời gian đầy biến động. Hôn lễ của 2 người được tổ chức long trọng tại Điện Kiến Trung – Huế và bà Nguyễn Hữu Thị Lan được phong làm Hoàng Hậu lấy tên là Nam Phương Hoàng Hậu có ý nghĩa là – hương thơm từ phương Nam. Sau khi được phong làm Hoàng Hậu, thời gian sau đó người đời cảm phục bà bởi đức tính giản dị, hòa đồng và đức hạnh. Bà còn là người mang lại hòa khí giữa các quan chức trong chiều và các thiên chúa hoàng tộc nhà Nguyễn.
>> Tham khảo: Du lịch Minh Châu
Nam Phương Hoàng Hậu và vua Bảo Đại sinh được 5 người con đó là : Thái tử Bảo Long, Công chúa Phương Mai, công chúa Phương Liên, Công chúa Phương Dung, Hoàng tử Bảo Thăng. Năm 1947 Bà cùng với 5 người con của mình sang miền Bắc nước pháp sinh sống một cuộc sống âm thầm bình yên, các con của bà thì đi học tại Paris. Năm 1963 một biến cố lớn đã xảy ra, bà bị viêm họng và đã gọi bác sĩ đến để khám, bác sĩ chỉ cho vài viên thuốc uống là khỏi, nhưng sau khi bác sĩ vừa đi Bà cảm thấy khó thở, sốt cao và Bà đã ra đi trong đêm hôm đó, bên cạnh Bà lúc này chỉ có người giúp việc, các con của bà đang đi học và làm việc tại Paris. Bà mất khi tròn 49 tuổi, đám tang của bà được tổ chức đơn xơ, nhẹ nhàng như những năm bà sống cuối đời tại Pháp. Lúc đưa tang ngoài sự có mặt các con của bà là thì không có một ai cùng chia nỗi buồn này.
Nam Phương Hoàng Hậu đã ra đi nhưng Bà đã để lại nhân gian biết bao điều ái mộ, những câu chuyện của bà vẫn được lưu giữ lại tại Pháp và những câu lạc bộ đã được thành lập để có những buổi trò chuyện và kể lại cuộc đời của một vị Hoàng Hậu cuối cùng trong chiều đại phong kiến Việt Nam. Một người phụ nữ, một vị Hoàng Hậu tài sắc vẹn toàn khiến ai cũng kính nể. Vì thế mà Cung Nam Phương Hoàng Hậu là một điểm du lịch thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan tại thành phố Đà Lạt.
>> Tham khảo: Tour An Lạc Resort