Kinh nghiệm đi du lịch Yên Tử Cập Nhật 2024
Ông cha ta khi xưa truyền miệng cho con cháu câu ca dao:
“Trăm năm tích đức tu hành
Chưa đi Yên Tử chưa thành quả tu”
Chỉ qua 14 chữ ngắn gọn thôi đã toát lên được Yên Tử là một cõi linh thiêng, một vùng đất Phật mà ai ai cũng hướng về với tấm lòng hướng thiện trong nhân sinh. Yên Tử, ngôi chùa đánh dấu những bước chân lịch sử đã đi vào huyền thoại của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ngài đã từ bỏ vinh hoa phú quý một lòng hướng về Đức Phật, tọa thiền trên đỉnh Yên tử mờ khói nhân ảnh, lan tỏa đức hạnh từ bi đến khắp nhân gian.
Và để du khách có một hành trình du xuân thật trọn vẹn, dulichgiatot.com.vn xin được cập nhật một số kinh nghiệm đi du lịch Yên Tử. Hy vọng sẽ hữu ích với du khách đang có dự định đến Yên Tử thời gian sắp tới.
Phương tiện đi Yên Tử ?
+ Đi Yên Tử bằng ô tô: Đây là phương tiện mà nhiều du khách lựa chọn nhất vì tiện lợi và an toàn. Từ Hà Nội, xe đi theo hướng cầu Chương Dương vào đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đến nút giao An Lão rẽ vào quốc lộ 10 theo hướng đi Yên Tử, qua cầu Đá Bạc khoảng 11km là đến nhé, tổng thời gian di chuyển khoảng 2h30’.
+ Đi Yên Tử bằng xe máy: nếu bạn lựa chọn xe máy, đi từ Hà Nội bạn theo hướng cầu Vĩnh Tuy, đi dọc quốc lộ 1A vào đường 18 qua Chí Linh – Hải Dương, vào địa phận tỉnh Quảng Ninh đi theo tỉnh lộ 326, đến ủy ban xã Thượng Yên Công rẽ trái đi thêm 2km nữa là đến nhé, thời gian di chuyển khoảng 3h40’.
+ Đi Yên Tử bằng xe khách: đây cũng là một lựa chọn tốt dành cho bạn, hiện nay có nhiều nhà xe chạy theo tuyến đường 18 qua Yên Tử, với giá 90.000đ/vé, xe đến chùa Trình Yên Tử thì bạn xuống nhé. Một số nhà xe uy tín để bạn tham khảo: Nhà Xe Kumho Việt Thanh, Nhà Xe Xuân Trường , Nhà Xe Beegroup, Nhà Xe Hoàng Công , Nhà Xe Công Phượng , Nhà Xe Sinh Thành.
Vé tham quan và Cáp treo Yên Tử bao nhiêu tiền ?
+ Vé tham quan Yên Tử: Người lớn: 20.000đ, Trẻ em: 10.000đ
+ Vé tham quan chùa Đồng: 40.000đ/người, trẻ em: Miễn phí
+ Giá Vé cáp treo Yên Tử:
- Giá vé 2 tuyến cáp treoChùa Đồng: Khứ hồi: 320.000đ/người, Một chiều: 260.000đ/người.
- Tuyến Hoa Yên – An Kỳ Sinh: 260.000đ/người
+ Vé xe điện ở Yên Tử: Khứ hồi: 20.000đ/người, Một chiều: 15.000đ/người.
+ Thời gian mở cửa Cáp Treo: Mùa lễ hội ( từ tháng 1 – 3 âm lịch): từ 05h00 – 20h00, Thời gian còn lại: từ 07h00 – 18h00.
Đến Yên Tử chiêm bái, tham quan những đâu ?
Kinh nghiệm đi tour Yên Tử cho biết, lên non thiêng Yên Tử, bạn không những được hưởng bầu không khí mát lạnh, trong lành, mà còn được tham quan vô số những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa, tôn giáo:
+ Suối Giải Oan: khi xưa vua Trần Nhân Tông quyết xuống tóc tu hành theo Đức Phật, không muốn vua cha của mình đi tu nên Trần Anh Tông đã sai phi tần, mỹ nữ đi cùng để can ngăn. Tuy nhiên vua Trần Nhân Tông tâm đã quyết, lòng đã hướng Phật nên nhất mực không quay lại, khuyên các cung tần mỹ nữ nên về quê làm ăn, để tỏ lòng trung thành với vua các cung tần mỹ nữ đã gieo mình xuống ngọn suối gần đó. Vua thương xót đã cho lập chùa để siêu sinh các nàng, và đặt cho ngọn suối đó cái tên là Giải Oan.
+ Chùa Hoa Yên: khi xưa nơi đây chỉ là một cái am nhỏ, là nơi vua Trần Nhân Tông đã dứt bỏ hồng trần để về với cõi Phật linh thiêng. Sau này ngôi chùa được xây dựng to đẹp, khang trang nhưng qua khói lửa chiến tranh cũng như thời gian bào mòn nền chùa cũ đã không còn, năm 2002 chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã tái xây dựng lại chùa Hoa Yên, với kiến trúc nội công ngoại quốc truyền thống đậm văn hóa đất Việt.
+ Thác Ngự Dội: nơi có dòng nước mát lạnh của tự nhiên chảy từ đỉnh thiêng Yên Tử, tương truyền khi xưa Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông ngày qua ngày gột rửa thân mình dưới dòng nước tự nhiên, trong sạch như tấm lòng của ngài vậy.
+ Tượng An Kỳ Sinh: thực chất là một tảng đá có hình thù của con người như được thiên nhiên đẽo tạc đầy kỳ công, tượng đá theo như tương truyền giống một vị đạo sĩ có tên An Kỳ Sinh hay được nhân dân tôn kính gọi bằng tên An Tử. Khi xưa, An Tử bốc thuốc, hành thiện giúp dân nên được nhân dân tôn kính đặt tên ngọn núi là An Tử, để tránh tên húy thì đọc chệch là Yên Tử như ngày nay.
+ Chùa Đồng Yên Tử: ngôi chùa bằng đồng độc đáo của Việt Nam, nằm trên đỉnh ngọn thiêng Yên Tử, chùa Đồng như hội tụ tinh hoa của đất trời, nơi giao thoa giữa đạo và người. Lên đến chùa Đồng, ta cảm nhận không gian thanh mát, tâm hồn bỗng nhẹ nhàng, không còn gánh nặng trên đôi vai hàng ngày chỉ còn sự tĩnh lặng, thanh tư trong tâm hồn hướng thiện.
Trên đây là những kinh nghiệm đi du xuân, du lịch Yên Tử được chúng tôi tổng hợp mới nhất, hy vọng sẽ hữu ích với du khách. Ngoài ra nếu du khách quan tâm đến các tour đi Yên Tử trọn gói, có thể xem thêm chi tiết tại https://tour.pro.vn/tour-du-lich-yen-tu. Chúc bạn có một chuyến đi du xuân Yên Tử vui vẻ và ý nghĩa.