Tham quan Đình Tân Hưng – Cà Mau
Về đến Cà Mau bạn không chỉ tham quan về không gian quang cảnh của điểm cuối cùng của tổ quốc hay những khu rừng nguyên sinh, bạn còn có thể trải nghiệm thú vị ề nét văn hóa lịch sử về cội nguồn, truyền thống lịch sử của bà con đất Cà Mau. Những khu di lích về chùa chiền, khu di tích sẽ giúp bạn có cách nhìn đa dạng hơn về con người Cà Mau.
Đình Tân Hưng tọa lạc bên bờ kênh Rạch Rập, cách TP. Cà Mau 4km. Được xây dựng từ năm 1907, do thời gian và chiến tranh làm hư hỏng, sau nhiều lần được trùng tu, sơn sửa thì Đình Tân Hưng mới có được diện mạo như ngày nay.
Đình được xây dựng năm 1907, trải qua thời gian chiến tranh, đình bị hư hỏng toàn bộ. Trên nền đó người dân địa phương dựng một ngôi đình khác nhỏ hơn một gian hai mái, mái lớp ngói âm dương, trên nóc đúc hai rồng chầu, dưới chân các cột ở trước mặt đình đều có kê đá tảng. Phía trước đình có bức bình phong bằng gạch đắp hình hổ hai bên có hai trụ gạch vuông, đỉnh trụ đắp hình hai bông sen, hai bên sân có hai miếu thờ nhỏ. Mọi kiến trúc của ngôi đình đều toát lên một cách giản dị vô cùng, nhưng hết sức linh thiêng.
Vào ngày mùng 10 và 11 tháng 5 âm lịch hàng năm, người dân trong vùng và nhiều nơi khac lại cùng nhau về đây dự đại lễ là lễ Kỳ Yên, lễ cúng linh thần của đình thần Tân Hưng, người dân nơi đây tổ chức đại lễ này rất trang nghiêm, ngoài ý nghĩa tâm linh và một lòng thành kính với các vị thần, thành hoàng phù hộ, và nhớ ơn những người đã nằm xuống trên mảnh đất này. Đình Tân Hưng được xem như là chứng tích lịch sử của Cà Mau nói riêng và Nam Bộ nói chung.
Và cũng chính tại nơi này vào năm 1930 lá cờ búa – liềm của Đảng Cộng sản Đông Dương – tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam được treo trên ngọn cây trước đình. Đây cũng là nơi hội họp của các đồng chí các mạng khi nơi đây đặt Bộ Chỉ huy Mặt trận Tân Hưng vào những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.